Recent Videos

Màu RGB và CMYK. Khi nào thì sử dụng màu RGB hay CMYK?

Dù bạn là một người thiết kế hay là người có nhu cầu thuê thiết kế thì bạn cũng nên hiểu về 2 loại màu thông dụng này. Hệ màu sẽ quyết định việc sản phẩm của bạn sẽ được hiển thị ở đâu, vị trí nào để có thể thể hiện được màu sắc tốt nhất và đẹp nhất.



Màu RGB là gì?

Màu RGB là hệ màu phát xạ. Một cách dễ hiểu nghĩa là tự vật đó có thể phát ra màu. Ví dụ: màu dạ quang, màu bóng đèn, mặt trời... RGB là chữ viết tắt của các màu chính trong hệ màu này gồm: Đỏ (Red - R), Xanh lá (Green - G), Xanh biển (Blue - B). Từ các màu này, chúng được pha trộn với tỷ lệ khác nhau để tạo ra nhiều màu sắc khác.



Đặc điểm của hệ màu RGB:

  • Đây là hệ màu phát xạ nên màu sắc rất tươi sáng, có phổ màu pha trộn rộng.
  • Ứng dụng nhiều trong thiết kế của các ngành điện tử. Thể hiện dễ thấy nhất là trên các màn hình kỹ thuật số: điện thoại, máy tính, tivi, đồng hồ thông minh...

Khi nào thì sử dụng màu RGB?

  • Là khi những thiết kế của bạn cần được hiển thị trên màn hình kỹ thuật số.
  • Branding (Thiết kế thương hiệu): Logo online, quảng cáo online hay marketing online.
  • Website & app: icon (biểu tượng), button (các nút bấm), các hình ảnh, media...
  • Mạng xã hội: Hình ảnh bài viết, avatar (ảnh đại diện), cover (ảnh nền trên tường, trang chính)
  • Sáng tạo nội dung: video, clip, infographics (Hình ảnh tóm tắt thông tin),...

Định dạng (file) nào tốt nhất cho màu RGB

  • PNG: Ưu điểm của định dạng này là có thể hiện được màu trong suốt. Vì vậy, định dạng này thích hợp xuất ra logo, button, những hình ảnh cần nền trong suốt để chúng có thể chồng lên nhau hoặc những hình ảnh khác.
  • JPG: Đây là định dạng được sử dụng khá nhiều. Ưu điểm là những file JPG khá là nhẹ, nhưng chất lượng hình ảnh lại khá tốt so với những dạng file tương đương.
  • WebP: đây là một định dạng khá là mới, thường sử dụng để tối ưu hình ảnh hiển thị trên website, đồng thời làm giúp giảm dung lượng lưu trữ và tăng tốc load web.
  • SVG: File vector dùng cho web. Thường dùng để xuất file logo được rõ nét, không bị mờ nhòe. Tuy nhiên, chỉ một số web có cài đặt plugin hỗ trợ mới sử dụng được file này.

Màu CMYK là gì?

Ngược lại với màu RGB, màu CMYK là hệ màu được thể hiện bằng cách hấp thụ ánh sáng. Nghĩa là, màu nào không được hấp thụ thì màu đó chính là màu sắc của vật thể. CMYK là chữ viết tắt của các màu chính trong hệ màu này gồm: Xanh lơ (Cyan - C), Hồng (Magenta - M, thường gọi là màu đỏ, do nước mực của màu này rất giống màu đỏ), Vàng (Yellow - Y), Đen (Key - K). Màu key là màu bổ sung để các hiệu ứng ánh sáng thể hiện được tốt hơn. Trong in ấn người ta còn gọi là màu đen (blacK) vì màu mực là màu đen. 



Khi nào thì sử dụng màu CMYK?

Màu CMYK được sử dụng nhiều trong in ấn. Ngoài hệ màu này, trong in ấn ngta còn dùng một số hệ màu khác để thể hiện được nhiều màu sắc hơn nhưng vẫn dựa trên nguyên lý của hệ màu này.

Định dạng (file) tốt nhất cho màu CMYK

  • PDF: Ưu điểm của pdf là lưu và thể hiện được file vector và có nhiều người sử dụng kể cả người chuyên hay không chuyên.
  • TIFF: File này thường dùng được các nhà in kỹ thuật số làm file in cuối, sau khi xếp bài, dàn trang.
  • PNG: Khi xuất ra file mẫu cho khách hàng, Wiz G. thường xuất ra file PNG để khách hàng xem trước vì PNG có thể tự động chuyển màu từ CMYK sang RGB gần giống với file thiết kế nhất.
  • File thiết kế: File chuyên dùng thiết kế.

Điểm khác nhau giữa màu RGB và CMYK là gì?

Cả 2 loại màu này đều là màu pha trộn trong đồ họa. Điểm khác biệt chỉ là nguyên lý màu và ứng dụng trong các ngành nghề khác nhau.

Màu RGB

  • Màu phát xạ
  • Dùng trong các sản phẩm truyền thông điện tử: website, social, digital market, content create, video, media...

Màu CMYK

  • Màu hấp thụ
  • Dùng trong in ấn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về 2 hệ màu thông dụng trong đồ họa. Hy vọng bài viết giúp bạn có nhiều quyết định tốt hơn trong thiết kế hoặc đánh giá thiết kế.
  • Nếu bạn muốn có một thiết kế chuẩn yêu cầu, bạn có thể tham khảo dịch vụ của Wiz G.
  • Hoặc tham khảo kênh của Wiz G. để có nhiều thông tin hữu ích hơn.
Tham khảo thêm:
  • Cách để kiểm tra file của bạn thuộc hệ màu RGB hay CMYK
  • Cách thiết lập hệ màu cho thiết kế của bạn trong Photoshop / Adobe Illustrator / Corel Draw
  • Cách chuyển màu từ màu hiển thị sang chuẩn in ấn (RGB sang CYMK)

Wiz G. (day 240817)

 
Copyright © 2013. Wiz G. - All Rights Reserved
Template Created by ThemeXpose | Blogger Templates